2812 IBM - Thương hiệu giải pháp

Trang chủ » Tư vấn » Xây dựng thương hiệu » IBM - Thương hiệu giải pháp

IBM - Thương hiệu giải pháp

Trong kinh doanh thì tham vọng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp. Với việc xây dựng thương hiệu thì tham vọng đôi khi lại dẫn đến sự thành công. Và IBM là một trong những thương hiệu minh chứng rõ nhất cho điều này, thương hiệu này từ đó cũng hình thành và phát triển lớn mạnh.

Tham vọng này được bắt nguồn từ Thomas Watson tổng giám đốc của công ty Computing – Tabulating- Recording Co  vào năm 1914. Công ty bắt đầu sản xuất hàng loạt những máy lập bản kê – xử lý thông tin bằng máy trên những phiếu đục lỗ. Loại máy này được sáng chế ở New York vào những năm 1890 để có thể giúp cơ quan kiểm duyệt Hoa kỳ ghi nhận một cách chính xác khi làn sóng di dân bùng nổ với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp. Công ty này được thành lập từ những năm 1896 nhưng với Watson  chỉ mất có 3 năm để giúp công ty phát triển và tăng doanh số lên gấp đôi.



Một trong những tham vọng chính là quyết định đặt tên lại cho công ty là International Business Machines, tuy lúc này thị trường chỉ mới gói gọn trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Waston không chỉ muốn IBM phải đúng như những gì mà ông đang hướng đến. Và những nhân viên của ông phải luôn chỉnh tề trong những bộ trang phục đen thật lịch sự. Ông cũng chính là người sáng lập ra văn hóa công ty, làm cho IBM khác hẳn với những công ty khác cho đến tận ngày hôm nay.

Lòng trung thành của những nhân viên IBM không chỉ được hình thành từ những mức hoa hồng bán hàng hào phóng mà còn được hình thành bởi một nền văn hóa gắn kết công ty lại với nhau như một gia đình. Cùng với Henry Heinz và William Wrigley, Waston trở thành một trong những người đã đào tạo thành công cuộc cách mạng trong cách đối đãi với nhân viên. IBM là một trong những công ty đầu tiên cung cấp cho nhân viên của mình bảo hiểm nhân thọ, những đãi ngộ về hưu cũng như những kỳ nghỉ có lương, ngay từ giữa những thập niên 1930

Song song đó, IBM cũng xây dựng cho mình những mối quan hệ tốt nhất với khách hàng và khách hàng lớn nhất của họ chính là chính phủ Mỹ. IBM có thể bám vững trong suốt giai đoạn khó khăn của giai đoạn suy thoái kinh tế trong những năm 1930 là nhờ một hợp đồng với chính phủ Mỹ để giữ vững tỷ lệ tuyển dụng trong nước như một phần của đạo luật An Toàn Xã Hội năm 1935. Hai năm sau đó đạo luật lương – thưởng đã mang lại một hợp đồng lớn cho IBM. Việc này cũng đã dẫn đến các cuộc nghiên cứu các loại máy tân tiến hơn. Các sản phẩm  (như máy tính điện tử) tạo nên mối liên hệ lịch sử giữa công ty máy lập bảng kê IBM và những công ty máy tính khổng lồ IBM



Waston qua đời vào năm 1956, lúc này IBM đã trở thành một trong những công ty máy tính không lồ được khắp nơi biết đến. Không chỉ bởi tầm cỡ mà còn văn hóa ăn mặc bảnh bao về công ty. Con trai của ông là Tom Waston Jr tiếp tục nối tiếp cha mình với những tham vọng to lớn hơn với việc nhận định rằng máy tính sẽ cài đổi toàn bộ công việc kinh doanh trong tương lai.

Năm 1964, IBM giới thiệu dòng máy System / 360, là dòng máy tính trung tâm đầu tiên trên thế giới. Và nó còn được tạp chí Forture ví von là “ cuộc chơi giá trị 5 tỷ đo la của IBM”. Chi phí nghiên cứu và chế tạo dòng máy này còn cao hơn cả chi phí cho một quả bơm nguyên tử. Lần đầu tiên kể từ khi máy tính được phát minh thì máy 360 là dòng máy có phần mềm có thể hoán đổi và một thiết bị ngoại vi riêng

Cuộc chơi này của IBM được đền bù xứng đáng và từ đó dẫn đến quyết định cung ứng phần mềm, dịch vụ và phần cứng của máy tính theo dạng rời chứ không phải trọn bộ như hiện nay. Quyết định này được xem như một trong những cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính.

Tuy nhiên Tom Waston cũng rất chú trọng vào những giá trị của tổ chức hơn là những sản phẩm mà họ tạo thành. Waston Jr luôn nghĩ rằng  với một công ty công nghệ thì một tổ chức cũng như sản phẩm dịch vụ của nó luôn tiến hành song song với nhau thì những giá trị đằng sau thương hiệu luôn bền vững. Những giá trị này mang lại cho IBM một minh  chứng với câu ngạn ngữ “Không một ai bị đuổi việc vì đã mua máy tính IBM”

Vào năm 1971, Tom Waston Jr rời khỏi chức vụ tổng giám đốc điều hành cũng như quyền lực không còn nằm trong tay gia đình Waston. Nhưng công ty vẫn rất phát triển với những dòng sản phẩm với những chiếc máy tính ngày càng xuất hiện nhiều ở những công ty, tổ chức.



Việc giới thiệu chiếc máy tính cá nhân đầu tiên vào năm 1981, IBM và ngành công nghiệp máy tính đầu tiên đã bước sang một trang mới. Tuy không  phải là một công nghệ mới mẻ nhưng nó lại là ý tưởng làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy dòng máy tính Apple 1 của Apple ra đời trước nhưng IBM với tầm mức cũng như năng lực sản xuất lớn của mình đã nhanh chóng đưa máy tính cá nhân nhanh chóng đi đúng xu hướng của cuộc sống.

Tuy nhiên bất kỳ một vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, việc phát triển máy tính cá nhân của IBM cũng không ngoại lệ. Không chỉ có nhiều người sở hữu máy tính mà còn có thể kết nối được với những máy chủ lớn hơn. Từ đó cũng thay đổi cách thức của những chiếc máy tính vẫn được mua bán từ trước đến giờ. Nếu trước đây, IBM vẫn là một công ty lớn chuyên giao dịch với những công ty lớn khác thì hiện nay những mối quan hệ lại được đảo ngược lại với những khách hàng cá nhân, những bộ phận mà trước đây IBM chưa từng có quan hệ. Và cũng vô cùng bất ngờ những mối quan hệ với những khách hàng lâu đời, những tổ chức văn hóa hay tổ chức kiên định lại như đang hoạt dộng để chống lại nó. Vì thế mà những khách hàng của nó cũng dần chuyển sang những công ty trẻ thích hợp với thị trường đang thay đổi.

Từ đó IBM mất dần đi thị phần của mình, nhưng quan trọng hơn cả là việc làm mất đi vị thế của một người đặt ra bước tiến của ngành. Nhiều cổ đông muốn giải thể đi IBM nhưng việc này không thành. Năm 1993, công ty này đã mời Louis Gerstner, cựu chủ tịch nổi tiếng của RJR Nabisco làm tổng giám đốc điều hành mới của IBM. Và cũng chính nhờ Louis Gerstner, IBM đã mang lại tính cách to lớn đến không ngờ này. Louis Gerstner, cũng xác định rằng không phải những đối thủ nhỏ khác, IBM luôn là một trong những công ty có thể cung ứng những giải pháp an toàn nhất chứ không phải như những thành phần đơn lẻ.

Xuyên suốt thập niên 1990, IBM đã chuyển dần từ nền văn hóa định hướng vào văn hóa định hướng thương hiệu. Quyết tâm tạo được một tính cách riêng được thể hiện vào năm 1994 khi IBM bắt đầu củng cố lại việc quảng cáo bằng cách giao cho một công ty quảng cáo duy nhất tiến hành.



Và năm tiếp sau đó trong một hội chợ triển lãm thương mại ở Las Vegas, Gerstner đã nhận ra tầm ảnh hưởng  mới của IBM. Với việc phát triển internet và web ông tin rằng các hệ thống mạng máy tính sẽ chi phối toàn bộ ngành công nghiệp. Từ đó IBM được phát triển theo chiến lược mới. Quyết định táo bạo này được đền đáp xứng đáng vào năm 1996, trong những công ty khác mới nhận thức được tầm quan trọng của điều này thì giá trị thị trường của IBM đã tăng lên đạt đến 50 tỷ đô la.

Hình ảnh nghiêm túc của IBM không phù hợp với những thương hiệu internet đủ màu của “ kỷ nguyên vàng”. Sau sự sụp đổ của kỷ nguyên vàng này vào năm 2000 thì hình ảnh này lại giúp IBM đạt được vị trí cũng như tiếng nói quyết định của ngành công nghệ vi tính.

Trong những năm gần đây thì những chiến dịch quảng cáo toàn cầu với khái niệm “ nhu cầu thương mại điện tử” và định hình tính cấp bách  thương hiệu của IBM như một nhà cung ứng giải pháp đã chứng tỏ hiệu quả của nó. Cũng theo Interbrand, IBM ngày nay là một trong những thương hiệu với giá trị thứ ba trên toàn cầu, sau Coca - Cola và Microsoft.



  • Những bí quyết thành công
- Thông điệp với nỗ lực thống nhất toàn bộ công cuộc kinh doanh rộng lớn của mình đằng sau một thông điệp thương hiệu duy nhất IBM – được định hình quanh những giải pháp kinh doanh tích hợp.

Niềm tin, trong một thị trường mà công nghệ thay đổi không ngừng, danh tiếng của mộ thương hiệu được tin tưởng với kinh nghiệm qua nhiều thập niên là một thuộc tính vô cùng quan trọng.

Định hướng vào thương hiệu, việc chuyển từ định hướng vào sản phảm sang định hướng vào thương hiệu là một trong những bước chuyển quan trọng của  IBM trong thập niên 1990. Theo nhận định của bài báo “ Những thương hiệu toàn cầu tốt nhất” trên tạp chí Business Week thì “Với những người làm marketing công nghệ thì IBM đã trở thành khuôn mẫu.

  • Thông tin chi tiết về IBM
- Trang web: www.ibm.com

- Thành lập: Năm 1896

- Xuất xứ: Mỹ

  • Thực tế thương hiệu:
1. IBM là công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới

2. Năm 2002, công ty Dịch Vụ Toàn Cầu IBM đã ký kết 42 hợp đồng với trị giá trên 100 triệu đo la cho mỗi hợp đồng và 5 hợp đồng với giá trị trên 1 tỷ đô la cho mỗi hợp đồng. Tổng các giá trị hợp đồng là 53 tỷ đo la.

3. IBM có nhiều bản quyền sáng chế nhất trong ngành công nghiệp vi tính.

4. Những phần mềm giải pháp bán lẻ của IBM được lắp đặt và sử dụng bởi hơn 60 trong số 100 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới trên hơn 60 quốc gia.

YN ( Theo Rrand Royalty)